Phân vùng quy hoạch Phú Quốc trở thành đô thị loại 1 là chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong điểm của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2021 – 2025. Và để sớm hoàn thành chỉ tiêu cơ bản của đô thị loại 1 sẽ phải gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội vượt bậc, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực dồi dào – chất lượng. Hãy cùng TBLAND phân tích xem, Phú Quốc đã chuẩn bị gì cho quá trình tiến thẳng đến đô thị loại 1.
Tìm hiểu khái niệm cơ bản về đô thị loại 1
Cụm từ “đô thị loại 1” khá quen thuộc vì được nhắc đến hàng ngày, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thật sự hiểu rõ về khái niệm này. Chính vì thế, những thông tin cơ bản nhất về khái niệm đô thị loại 1 mà TBLAND chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích với các bạn.
Đô thị loại 1 là gì?
Dành cho những ai chưa biết, đô thị loại một là đô thị đóng vai trò trung tâm của quốc gia xác định, hoặc trung tâm của vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Chức năng của đô thị loại 1
Đô thị loại 1 hay còn được biết đến với tên gọi là đô thị trực thuộc Trung ương đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, hành chính, du lịch, dịch vụ…
Đồng thời, đô thị loại 1 chính là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối mọi khu vực cả trong và ngoài nước. Đô thị loại 1 đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của một quốc gia.
Điều kiện trở thành đô thị loại 1
Để trở thành đô thị loại 1 đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu về quy mô dân số như sau:
- Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: dân số tối thiểu 1.000.000 người cho toàn khu vực, đi kèm với đó nội thành cần phải đạt mức tối thiểu 500.000 người.
- Đô thị là thành phố trực thuộc tỉnh: quy mô dân số tối thiểu 500.000 người cho toàn khu vực, trong đó nội thành đạt mức tối thiểu 200.000 người.
Ngoài ra, mật độ dân số của đô thị loại 1 cần phải đạt mức tối thiểu 2.000 người/km2, diện tích đất xây dựng nội thành đạt mức 10.000 người/km2.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp xét của toàn đô thị phải đạt mức 65%, khu vực nội mức tối thiểu phải là 85%. Đặc biệt, mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng, kiến trúc cũng như cảnh quan của đô thị cần phải đạt theo tiêu chuẩn đã quy định.
Danh sách các đô thị loại 1 cả nước
Hiện nay, nước ta có 3 thành phố nhằm trong nhóm đô thị loại 1 là Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng. Cùng với đó là 19 đô thị trực thuộc đô thị loại 1 là Pleiku, Huế, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Vinh, Hạ Long, Biên Hòa, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Đà Lạt, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Long Xuyên, Thành phố Thủ Đức.
Phân vùng quy hoạch Phú Quốc trở thành đô thị loại 1
Theo công văn 1353/VP-KT Kế hoạch phân loại đô thị mới đối với Danh Mục đô thị của Thành Phố Phú Quốc được ký kết vào tháng 02/2022 thì Phú Quốc từ một huyện biển bảo trong giai đoạn 2017 trở về trước, đến năm 2018 đảo Ngọc trở thành Đặc khu.
Mãi cho đến năm 2021, Phú Quốc được xác nhận trở thành biển đảo đầu tiên của nước ta. Cũng trong thời gian này, những thông tin tích cực liên quan đến việc xây dựng cơ chế đặc thù cho đảo Ngọc được tung ra hàng loạt.
Việc quy hoạch Phú Quốc trở thành đô thị loại 1 trong năm 2025 đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển bền vững của Phú Quốc nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung.
Tác động của quy hoạch Phú Quốc trở thành đô thị loại 1 đến BĐS
Không phải tự nhiên mà TBLAND lặp đi lặp lại rất nhiều lần vấn đề Phú Quốc lên đô thị loại 1 sẽ trở thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ “đa mặt” kể cả lĩnh vực BĐS Phú Quốc và cả tỉnh Kiên Giang. Hãy cùng nhìn vào thực tế, những con số mà TBLAND tổng hợp sau đây sẽ kiểm chứng nhé!
Cơ sở hạ tầng xây dựng đồng bộ tại Phú Quốc
Tại Phú Quốc hiện có rất nhiều công trình trọng điểm được triển khai, xây dựng. Thậm chí có rất nhiều công trình đã đưa vào hoạt động như cảng biển Đông dương, An Thới, Cảng hàng không Phú quốc, trục giao thông Nam – Bắc của đảo Ngọc…
Xem thêm: Sân Bay Phú Quốc: Đưa Đảo Ngọc Đến Gần Hơn Với Thế Giới
Dường như mọi nguồn lực, cơ chế, hình thức đầu tư đều được tập trung nhằm đẩy nhanh, phát triển kết cấu hạ tầng sao cho đồng bộ nhất, đảm bảo phát triển theo đúng định hướng. chính những thuận lợi về cơ cấu hạ tầng thu hút rất nhiều nhà đầu tư đến với Phú Quốc.
Dân số gia tăng kéo theo sự tăng trưởng của BĐS Phú Quốc
Muốn trở thành đôi thị loại 1 thì Phú Quốc cần phải đảm bảo số lượng dân đạt mức 500 ngàn người. Hiện tại số liệu dân cư Phú Quốc cập nhật trước khi lên thành phố biển Đảo là 144.460 người (theo Wiki vào năm 2020).
Có thể thấy, để đạt được con số tối thiểu thì Phú Quốc cần phải có nhiều hơn các chính sách để thu hút dân cư đến đây sinh sống và lập nghiệp cứ không chỉ dừng lại ở việc đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, nhìn chung việc gia tăng dân số để giúp cho bất động sản tại Phú Quốc hưởng lợi rất nhiều. Bởi vì khi đó, nhu cầu sử dụng đất, nhà ở tại Phú sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ. Lúc này không chỉ đất nền mà các dự án có mức giá đáp ứng điều kiện tài chính của khách hàng sẽ được săn đón.
Điều chỉnh mọi quy hoạch Phú Quốc phù hợp với cơ thế
Theo kế hoạch từ ban chỉ đạo về việc quy hoạch tỉnh Kiên Giang thì thời gian thực hiện quy hoạch của tỉnh sẽ trong giai đoạn từ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Hiện tại, thời hạn để tỉnh trình lên Thủ Tướng phê duyệt hồ sơ rơi vào khoảng tháng 6 – tháng 7 năm 2022. Nếu quan tâm đến thông tin văn bản, bạn có thể tham khảo Quyết định số 52/QĐ-BCĐ Kiên Giang ký ngày 22/03/2022.
Không thể phủ nhận một điều rằng, có rất nhiều kỳ vọng đối với lần điều chỉnh quy hoạch lần này của Phú Quốc bởi vì nó sẽ mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nơi đây trong thời gian sắp tới.
Các dự án dân cư và đô thị được quy mô khủng
Nhìn tổng thể thì hiện tại số lượng dự án đã được đăng ký chủ trương tại dự án là rất nhiều, tuy nhiên, có một số ít không được triển khai vì lý do khách hàng.
Nhưng để đẩy nhanh tiến độ trở thành đô thị loại 1 thì các dự án sẽ không thể cứ giậm chân vì sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt tổng thể của Phú Quốc.
Bởi lẽ đó, đối với những dự án không được triển khai đều sẽ có giải pháp thay thế cho những đối thủ xứng tầm hơn. Điển hình là siêu phẩm giữa đảo Ngọc Meyhomes Capital Phú Quốc với tổng quy mô 56.09ha.
Bao gồm các sản phẩm là căn hộ cao cấp, biệt thự, shophouse và mini hotel hứa hẹn sẽ trở thành khu đô thị đắt giá khi nằm trong quỹ đất quý hiếm 6% đã được phê duyệt.
Lời kết
Có thể thấy, đã từ là một huyện đảo nghèo đến năm 2014 thì Phú Quốc mới có điện, trải qua hơn 8 năm đổi mới giờ đây đảo Ngọc đã trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước.
Và trong tương lai gần, với những cố gắng từ Chính phủ cũng như của tỉnh Kiên Giang, phân vùng quy hoạch Phú Quốc trở thành đô thị loại 1 rồi sẽ được hiện thực hóa. Hãy cùng TBLAND đón chờ cú thay đổi thần tốc của Phú Quốc để xứng tầm với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng.